Phân tích khách hàng (kì 1) - Tháp nhu cầu Maslow là gì?
  • Hotline:
  •  0942 366 999

Phân tích khách hàng (kì 1) – Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Mục lục

Tháp nhu cầu Maslow được xem là chiếc chìa khóa vàng mở ra ô cửa khám phá tâm lý hành vi khách hàng. Nó được đặt theo tên người cha đẻ của mình -Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) và được đưa ra năm 1943. Theo ông, nhu cầu của một con người được phân theo những cấp bậc khác nhau gồm nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu cơ bản sẽ được con người ưu tiên trước khi phát sinh những nhu cầu cao hơn.

Tháp nhu cầu Maslow có 5 cấp bậc:

  • Bậc 1: Nhu cầu sinh lý
  • Bậc 2: Nhu cầu về an toàn
  • Bậc 3: Nhu cầu về xã hội
  • Bậc 4: Nhu cầu được trôn trọng
  • Bậc 5: Nhu cầu tự thể hiện bản thân

Tháp nhu cầu Maslow

Bậc 1: Nhu cầu sinh lý

Đúng như cái tên của nó, nhu cầu thiết yếu bao gồm tất cả những gì con người cần có để tồn tại như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục… Đây là nhu cầu cơ bản nhất, xuất hiện ở bất cứ ai và là tiền đề phát triển  những nhu cầu sau đó. Ví dụ, cho dù bạn là học sinh, sinh viên, người đi làm hay người đã nghỉ hưu thì bạn cũng cần có một bữa ăn trưa để học tập làm việc sinh hoạt hiệu quả hơn.

Hình thức kinh doanh tương ứng với nhu cầu bậc 1 Maslow đưa ra là hình thức đáp ứng các dạng nhu cầu thiết yếu:ăn uống, nghỉ ngơi… Ví dụ, bạn kinh doanh một cửa hàng đồ ăn nhanh, việc đáp ứng nhu cầu ở nhóm 1 sẽ đơn thuần là: Đồ ăn thỏa mãn cơn đói, còn nóng, nước uống mát lạnh, phục vụ nhanh chóng và đúng yêu cầu.

Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không thể xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động cho đến khi nhu cầu cơ bản này hoàn toàn đạt được.

Ông bà ta cũng đã khái quát hóa điều này trong câu tục ngữ: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, học tập, vươn tới mục tiêu của bản thân. Khi cơ thể không thực sự khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, làm việc, kiếm tiền,… hay các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.

Bậc 2: Nhu cầu về an toàn

Trong tháp nhu cầu Maslow, đây được coi như bước phát triển cao hơn của những nhu cầu thiết yếu căn bản. Nó bao gồm những yếu tố mong muốn được bảo vệ về thể xác, có việc làm, nơi ở,…

Quay lại một ví dụ đơn giản cho nhu cầu này, học sinh, sinh viên, người đi làm, người nghỉ hưu,… ai trong số họ cũng có nhu cầu có một bữa trưa để nạp năng lượng. Tuy nhiên, khi bạn 20, bạn là sinh viên và chưa tự chủ nguồn tài chính. Lúc ấy bạn có thể ậm ừ mua một suất cơm 15 nghìn  nhiều cơm hơn dù biết rằng nó được chế biến không an toàn, cốt để no bụng và tâm lý ăn cũng không chết. Thế nhưng khi bạn đi làm, bạn có thu nhập, lúc ấy bạn có thể không lựa chọn cơm 15 nghìn nữa mà chuyển sang suất cơm 25 30 nghìn vì lý do sức khỏe. Chính nhu cầu được an toàn đã thôi thúc bạn chuyển đổi hành vi mua cơm như vậy.

Áp dụng cho những khách hàng thuộc bậc 2 trong tháp nhu cầu Maslow tương ứng rằng doanh nghiệp của bạn sẽ phải đảm bảo tính cam kết và bền vững – làm đúng và nhất quán những điều mà doanh nghiệp đã nói.

Bậc 3: Nhu cầu về xã hội

Đây là nhu cầu thiên về yếu tố cảm xúc, tinh thần. Nghĩa là ở nhu cầu này, con người muốn được đặt mình trong mối quan hệ xã hội như  trong gia đình, trường lớp, công ty, bạn bè hay nói cách khác là một cộng đồng.

Trong hoạt động kinh doanh tương ứng, bạn sẽ cung cấp dịch vụ khách hàng phải đảm bảo tính cá nhân hóa – gọi tên khách hàng, trân trọng sự ủng hộ của khách hàng dành cho doanh nghiệp, quan tâm tới nhu cầu cá nhân của họ…

Bậc 4: Nhu cầu được tôn trọng

Trong tháp nhu cầu Maslow, đây là nhu cầu nói về mong muốn được người khác quý mến, nể trọng trong tổ chức, xã hội.

Tương ứng, dịch vụ khách hàng bậc 4 sẽ đòi hỏi phải đem lại cho khách hàng cảm giác họ được trân trọng, quan tâm đặc biệt. Ví dụ như các chương trình tri ân khách hàng thân thiết, tạo điều kiện để khách hàng kết nối với các thương hiệu liên kết.

Bậc 5: Nhu cầu tự thể hiện bản thân

Bậc 5 trong tháp nhu cầu Maslow – Nhu cầu tự thể hiện mình là nhu cầu cao nhất trong thang Maslow. Nó là mong muốn tự thể hiện bản thân, được khẳng định mình trong cuộc sống hay nói cách khác là sống, làm việc theo đam mê và sở thích cá nhân, cống hiến hết mình cho cộng đồng.

Tương ứng ở bậc nhu cầu này, dịch vụ khách hàng sẽ phải giúp cho khách hàng cảm thấy tin tưởng vào bản thân họ – làm cho khách hàng cảm thấy họ thông thái ngay cả khi họ đang chẳng biết gì về sản phẩm, làm cho họ cảm thấy họ đang lựa chọn đúng đắn bằng cách hoan hỉ ủng hộ quyết định mua hàng với những dịch vụ tặng thêm, làm cho họ cảm thấy quan trọng, không chỉ với bạn mà với cả những người khác trong cuộc sống hay trong cộng đồng.

Tầm ảnh hưởng của lý thuyết tháp nhu cầu Maslow mạnh mẽ đến mức nó bao trùm lên hầu khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống và trở thành nguyên tắc không thể tách rời cho bất kỳ ai muốn kinh doanh thành công. Để thuyết phục khách hàng làm theo những gì bạn muốn, suy nghĩ những gì chúng ta suy nghĩ, cảm nhận những gì muốn khách hàng cảm nhận,…thương hiệu phải cung cấp đúng sản phẩm để giải quyết đúng nhu cầu của đúng người. Hãy vận dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing cho thương hiệu của bạn.

Các bài viết liên quan:

Lượt xem: 4825

Tin liên quan

Tin nổi bật

Marketing là gì?

Tôi giới thiệu với các bạn thêm một cách để tìm hiểu về marketing hết sức căn bản. Tôi sẽ...

Những thương hiệu có tâm hồn

Khi con người được sinh ra dù ở tầng lớp nào, điều kiện sống ra sao thì khi trưởng thành...

Cách lựa chọn tên miền – Domain webstie

Khi Marketing online là một xu hướng phổ biến không thể cưỡng lại với mọi ngành nghề thì việc chọn...
mo hinh aida

Mô hình AIDA lật ngược

Trong marketing hiện đại của Philip Kotler thì mô hình AIDA đã rất nổi tiếng. Nó có mặt trong rất...

Tại Sao Insight lại quan trọng?

Insight không chỉ là những câu chuyện của hiện tại, nó còn để lộ ra những cơ hội và thách...