Chiến lược marketing của Shopee: Bí thuật xâm chiếm thị trường Đông Nam Á
  • Hotline:
  •  0942 366 999

Chiến lược marketing của Shopee: Bí thuật xâm chiếm thị trường Đông Nam Á

Mục lục

Hiện nay Shoppe đang là một trong số những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2021 lượng truy cập Shopee tăng từ 14 đến 30% trong một quý. Tuy nhiên gần đây Tik Tok shop đã bắt đầu tuyên bố cạnh tranh trực tiếp với shopee. Liệu Shopee có còn đứng vững vị trí quán quân ở Việt Nam? Shopee đã dùng cách nào để xâm chiếm thị trường Đông Nam Á và đứng Top 1 trong các sàn thương mại điện tử? Hãy cùng Vĩnh Thái tìm hiểu chiến lược của Shopee để hiểu rõ hơn.

Chiến lược marketing của Shopee
Chiến lược marketing của Shopee

Trước hết cần phải kể đến khách hàng mục tiêu của shopee và đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của shopee. 

1. Chân dung khách hàng mục tiêu của Shopee

Shopee đánh trực tiếp đến thị trường các nước Đông Nam Á. Vì Shopee nhận thấy đây là thị trường có lượng khách hàng có nhu cầu cao về mua sắm online trên sàn thương mại điện tử. Nhắm vào thị trường này sẽ mang lại mức doanh thu tăng vượt trội hàng năm. 

Ở thị trường Việt Nam shopee nhắm đến khách hàng mục tiêu là những người giới trẻ có nhu cầu sử dụng cao về thời trang, mỹ phẩm cũng như làm đẹp,….

2. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của shopee

Đông Nam Á là mảnh đất màu mỡ nhiều đối thủ muốn chiếm mảnh đất này. Trước đây đối thủ trực tiếp của Shopee là Lazada nhưng mới đây đối đầu nặng ký hơn với Shopee là Tik Tok Shop. Tik Tok Shop được dự đoán tương lai sẽ soán ngôi Shopee. Ngoài ra có một số đối thủ nội địa tại Việt Nam như Tiki, Sendo, Adayroi!…..

3. Shopee thành công khi sử dụng chiến lược marketing mix

Chiến lược marketing mix của Shopee
Chiến lược marketing mix của Shopee

Góp nên sự thành công của Shopee không thể kể đến chiến lược Marketing Mix. Hãy cùng Vĩnh Thái đi tìm hiểu để hiểu rõ hơn về chiến lược Marketing Mix 4P của Shopee nhé!

3.1 Product – Chiến lược sản phẩm của Shopee

Khi bước vào xâm chiếm từng nước khác nhau Shopee lại sử dụng chiến lược khác nhau để phát triển sản phẩm riêng. Shopee đã sử dụng chiến lược tập trung hoá, địa phương hóa, tiếp cận từng khu vực, từng thị trường dần dần xâm chiếm quốc gia khu vực Đông Nam Á. 

Đối với nhiều khu vực khác nhau Shopee phát triển sản phẩm và tối ưu nhiều ngon ngữ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của thị trường các nước khác nhau. Giao diện được nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết kế dựa theo thói quen sử dụng giúp khách hàng trải nghiệm tốt nhất.

Shopee tập trung đánh vào phân khúc khách hàng mục tiêu chăm sóc cá nhân như: thời trang, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng…

3.2 Price – Chiến lược giá của Shopee

Chiến lược giá của Shopee mang lại hiệu quả nhờ việc kích thích người bán bằng nhiều hình thức như mức giá ưu đãi khi đăng ký gian hàng trên shopee. Thêm vào đó, Shopee cũng hỗ trợ tối đa về giá ship code để kích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Việc hỗ trợ giá khiến cho giá của Shopee luôn luôn hấp dẫn hơn các đối thủ. Shopee cũng liên tục hỗ trợ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi hàng tháng vào sale đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng.

3.3 Place – Chiến lược kênh phân phối của Shopee

Ngoài bán hàng trên thiết bị di động Shopee còn mở bán hàng ở máy tính bảng, trình duyệt trên máy tính…Tất cả những tiện ích của Shopee đều hướng đến lợi ích và sự trải nghiệm tối đa của người tiêu dùng, giúp khách hàng dễ dàng truy cập mua hàng ở mọi lúc mọi nơi.

Theo thống kê của iprice group Q4/2021 shopee đang là đơn vị dẫn đầu với 89 triệu lượt truy cập. Tính đến hiện tại, Shopee đã phủ rộng có mặt tại 7 quốc gia Đông 

Nam Á. Ngoài ra shoppe cũng liên kết với mạng lưới mạng tốt nhất vùng và quốc gia để phủ sóng nhanh nhất giúp người dùng được trải nghiệm tuyệt vời nhất khi sử dụng shopee.

3.4 Promotion – Chiến lược truyền thông của Shopee

Shopee đẩy mạnh truyền thông trên tất cả các nền tảng lớn và phổ biến Việt Nam như Facebook, Google. Ngoài ra còn Shopee còn truyền thông qua các phương tiện giao thông công cộng, TVC quảng cáo, thuê KOL như: Sơn Tùng, Bảo Anh, Đội tuyển đá bóng, BLACKPINK…

Shopee đưa ra các chiến dịch sale thường xuyên, đều đặn, vào các ngày như ngày 10/10, ngày 11/11, ngày 12/12. Các ngày giữa tháng, ngày lễ, dịp cuối năm… Với chiến lược này đã giúp Shopee gia tăng lượng khách hàng hơn và đạt được mục tiêu mà đã đặt ra trước.

4. Bài học rút ra: 

Có thể thấy Shopee đã áp dụng thành công Marketing Mix 4P. Những chiến lược marketing của Shopee đã giúp nâng cao vị thế trên thị trường hơn so với các đối thủ cạnh tranh đi trước. 

Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem lại nhiều kiến thức hữu ích đến các doanh nghiệp bạn xây dựng chiến lược marketing.

 

Lượt xem: 776

Tin liên quan

Tin nổi bật

Marketing là gì?

Tôi giới thiệu với các bạn thêm một cách để tìm hiểu về marketing hết sức căn bản. Tôi sẽ...

Những thương hiệu có tâm hồn

Khi con người được sinh ra dù ở tầng lớp nào, điều kiện sống ra sao thì khi trưởng thành...

Cách lựa chọn tên miền – Domain webstie

Khi Marketing online là một xu hướng phổ biến không thể cưỡng lại với mọi ngành nghề thì việc chọn...
mo hinh aida

Mô hình AIDA lật ngược

Trong marketing hiện đại của Philip Kotler thì mô hình AIDA đã rất nổi tiếng. Nó có mặt trong rất...

Tại Sao Insight lại quan trọng?

Insight không chỉ là những câu chuyện của hiện tại, nó còn để lộ ra những cơ hội và thách...