ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM
  • Hotline:
  •  0942 366 999

ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM

(Viết cho những bạn kinh doanh thực phẩm handmade – Thích kinh doanh – Kinh doanh theo bản năng)

Nên làm cái bánh có hình tròn hay hình vuông? Nên làm nó nặng bao nhiêu gam? Nên dùng bao bì nào thì phù hợp? Đây chắc hẳn là câu hỏi vừa dễ dàng lại vừa khó với nhiều người. Tại sao bác Nguyễn Hồng Lam(ông chủ ô mai Hồng Lam) lại có thể đưa một món ăn vặt đường phố(không mấy vệ sinh là cách nhìn nhận của nhiều người) lên thành “tinh hoa quà Việt” trở thành một sản phẩm có thể biếu tặng, xuất khẩu? Đó là vì Hồng Lam đã biết làm quy chuẩn hóa sản phẩm, đóng gói sản phẩm mức độ cao.

Nhiều bạn kinh doanh ẩm thực handmade nên mình chia sẻ chủ đề đóng gói sản phẩm hy vọng sản phẩm của các bạn có thể đi xa hơn, bay cao hơn và bán được nhiều hàng hơn cho những người không phải là bạn của các bạn.
Một yếu tố cốt tử của ẩm thực đó là an toàn vệ sinh. Đặc biệt là thực phẩm handmade thì nó luôn tiềm ẩn lo ngại về vấn đề này. Vì tôi chơi với bạn nên tôi tin bạn, vì tôi tin bạn làm sạch và an toàn nên tôi mua đồ của bạn. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ như này thì sản phẩm không thể bán nhiều và bán xa hơn. Cần có các tiêu chí đóng gói sản phẩm giúp sản phẩm đạt mức độ hoàn thiện cao hơn như thế không phải vì tin bạn nên mới mua. Mà là tin vào sản phẩm nên mua. Tin vào tiêu chuẩn sản phẩm nên mua. Tin vào quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn nên mua.
Những tiêu chí căn cứ để ra quyết định đóng gói sản phẩm:
Căn cứ theo khẩu phần của khách hàng: Vì thế thường có 3 lựa chọn: size Nhỏ/ Size Vừa/ size Lớn
Căn cứ theo số lượng khách hàng: 1 người/ 2 người / nhóm bạn
Căn cứ theo mục đích sử dụng: mua dùng/ mua tặng / Dùng ngay hay mang về
Căn cứ theo hạn sử dụng của sản phẩm: Khối lượng đóng gói phù hợp với mức độ sử dụng để đảm bảo khách mở bao gói ra là sử dụng hết trước khi sản phẩm bị hỏng.
Căn cứ theo đóng gói của đối thủ cạnh tranh: Cách này thường được dùng nhiềut vì tâm lý “mình ít kinh nghiệm thì cứ làm theo người làm lâu rồi”. Đây là một cách học hỏi vừa nhanh lại vừa rẻ, nhưng cũng mang lại nhiều khuyết điểm như: Sản phẩm mất tính sáng tạo, không có nét độc đáo. Vì dập khuôn theo sản phẩm nên giá bán bị khó, giá không có đủ lợi nhuận.

Căn cứ theo chi phí sản xuất + lợi nhuận mong muốn để đóng gói: Khuyết điểm cách này là “lợi nhuận” chỉ là tạm tính chưa trừ các loại chi phí như khấu hao máy móc, CP bán hàng, đổi trả, khuyến mại… nên khi làm cách này hãy chia chi tiết từng hạng mục chi phí tránh “Lãi giả lỗ thật” về sau.
Căn cứ theo mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả để đóng gói: Cách này khó làm, bỏ qua hậu xem xét.
Càng các hãng lớn thì mức độ đóng gói sản phẩm càng hoàn thiện. Tức là các tiêu chí càng được sử dụng triệt để, thậm chí mỗi hãng còn có quy chuẩn đóng gói phức tạp hơn. Nên các bạn làm thực phẩm handmade có lợi thế về sự chủ động sản xuất hãy lựa chọn cho mình một bộ tiêu chuẩn đóng gói. Viết quy chuẩn đó ra giấy và từng bước nâng cao quy chuẩn cho sản phẩm của mình.

Đừng chỉ nghĩ sản phẩm là cái bánh nằm bên trong. Cái bánh, cái túi nilong, cái khay đựng, cái hộp, cái túi xách…tất cả hợp thành sản phẩm hoàn thiện. Một sản phẩm hoàn thiện tự nó đã có khả năng thuyết phục khách hàng lựa chọn mình.

Hà Nội, ngày 09/05/2021
Trần Mạnh Hùng

Lượt xem: 670

Tin liên quan

Tin nổi bật

Marketing là gì?

Tôi giới thiệu với các bạn thêm một cách để tìm hiểu về marketing hết sức căn bản. Tôi sẽ...

Những thương hiệu có tâm hồn

Khi con người được sinh ra dù ở tầng lớp nào, điều kiện sống ra sao thì khi trưởng thành...

Cách lựa chọn tên miền – Domain webstie

Khi Marketing online là một xu hướng phổ biến không thể cưỡng lại với mọi ngành nghề thì việc chọn...
mo hinh aida

Mô hình AIDA lật ngược

Trong marketing hiện đại của Philip Kotler thì mô hình AIDA đã rất nổi tiếng. Nó có mặt trong rất...

Tại Sao Insight lại quan trọng?

Insight không chỉ là những câu chuyện của hiện tại, nó còn để lộ ra những cơ hội và thách...