Hiểu rõ hơn về cấu trúc tài khoản Analytics của google
  • Hotline:
  •  0942 366 999

Hiểu rõ hơn về cấu trúc tài khoản Analytics

Như trong bài viết trước đã đề cập “Cách google Analytics thu thập dữ liệu”. Bài viết này xin được trình bày về cấu trúc của một tài khoản Google Analytics. Hôm nay tôi sẽ chỉ cho bạn hiểu sâu hơn về cấu trúc cũng như cách sử dụng nó. Ngoài ra, bạn có thể quản lý / nhiều trang web, ứng dụng di động, tên miền phụ của mình bằng tài khoản Google Analytics. Tôi sẽ kể cho bạn một số tính năng sẽ giúp bạn tổ chức, phân cấp tài khoản trong thiết lập tài khoản Google Analytics.

Để hiểu rõ hơn, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản Google Analytics và nhấp vào tab Quản trị viên. Hình minh họa phía dưới là giao diện và cũng là cấu trúc của 1 tài khoản.

Sử dụng các menu thả xuống ở đầu mỗi cột để chọn hoặc tạo Tài khoản, Thuộc tính hoặc Chế độ xem mới.

Cấu trúc tài khoản Google Analytics có 3 cấp: Cấp tài khoản, Cấp thuộc tính và Chế độ xem. Tôi sẽ giải thích rõ hơn từng cấp độ.

Tài khoản

Một  tài khoản  là cấp quản lý cao nhất. Hầu hết mọi người chỉ cần một tài khoản. Tuy nhiên, mỗi tài khoản nên được sử dụng cho một chủ thể riêng biệt. Ví dụ, bạn sở hữu hai công ty. Bạn nên có 2 tài khoản Google Analytics riêng biệt.

Trong mỗi tài khoản, bạn nên tạo các thuộc tính cho từng trang web, tên miền phụ hoặc ứng dụng di động.

Thuộc tính

Mỗi tài khoản lưu trữ một hoặc nhiều  thuộc tính . Mỗi thuộc tính phải đại diện cho một trang web, tên miền phụ hoặc ứng dụng di động. Mỗi thuộc tính tạo ra một đoạn mã theo dõi ; dữ liệu được thu thập cho mỗi trang web sẽ dựa vào các đoạn mã này.

Mỗi tài khoản Analytics có thể có tối đa 50 thuộc tính và mỗi thuộc tính có thể có tối đa 25 chế độ xem.

Chế độ xem

Trong mỗi thuộc tính, bạn có thể tạo các chế độ xem khác nhau cho dữ liệu của mình. Chế độ xem cho phép bạn tạo các bộ lọc cho dữ liệu của các thuộc tính.

Theo mặc định, mỗi thuộc tính đều có sẵn một chế độ xem. Tuy nhiên, đây là chế độ xem tổng qua và dữ liệu chưa được lọc tùy biến. Bạn không nên xóa chế độ xem mặc định này.Tuy nó chưa được  áp dụng bất kỳ bộ lọc nhưng nó là  chế độ xem chứa  tất cả  dữ liệu đầy đủ nhất.

Nếu cần sử dụng các dữ liệu báo cáo riêng, bạn có thể áp dụng  các bộ lọc  để sửa đổi và giới hạn dữ liệu để tạo ra một chế độ xem mới. Ví dụ: một chế độ xem có thể lọc tất cả lưu lượng truy cập nội bộ / công ty và một chế độ xem khác chỉ có thể hiển thị các hoạt động từ một landingpage trang web hoặc tên miền phụ. Chẳng hạn như trang Giới thiệu hoặc Liên hệ trên thanh menu.

Khi bạn tạo chế độ xem, các báo cáo cho chế độ xem đó sẽ chỉ hiển thị dữ liệu kể từ ngày tạo – nó sẽ không bao gồm dữ liệu lịch sử. Ngoài ra, nếu bạn xóa chế độ xem, phối cảnh cụ thể của dữ liệu sẽ biến mất vĩnh viễn, trừ khi bạn phục hồi lại nó từ Thùng rác  trong vòng 35 ngày kể từ ngày xóa.

Qua phần trình bài ở trên, hi vọng các bạn đã hiểu rõ hơn cấu trúc một tài khoản Google Analytics. Bạn cũng biết cách tạo các chế độ xem với các dữ liệu cần thiết nhất.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi nào nào thì hãy cho tôi biết trong phần bình luận. Tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Hà Nội Ngày 14/10/2019
Dương Phú

Lượt xem: 1264

Tin liên quan

Tin nổi bật

Marketing là gì?

Tôi giới thiệu với các bạn thêm một cách để tìm hiểu về marketing hết sức căn bản. Tôi sẽ...

Những thương hiệu có tâm hồn

Khi con người được sinh ra dù ở tầng lớp nào, điều kiện sống ra sao thì khi trưởng thành...

Cách lựa chọn tên miền – Domain webstie

Khi Marketing online là một xu hướng phổ biến không thể cưỡng lại với mọi ngành nghề thì việc chọn...
mo hinh aida

Mô hình AIDA lật ngược

Trong marketing hiện đại của Philip Kotler thì mô hình AIDA đã rất nổi tiếng. Nó có mặt trong rất...

Tại Sao Insight lại quan trọng?

Insight không chỉ là những câu chuyện của hiện tại, nó còn để lộ ra những cơ hội và thách...