Phân tích doanh nghiệp (kì 3) - Phân tích cơ hội, thách thức bằng SWOT
  • Hotline:
  •  0942 366 999

Phân tích doanh nghiệp (kì 3) – Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức bằng SWOT

Mục lục

Phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm:

  • Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp.
  • Phân tích SWOT
  • Xác định mục tiêu chiến lược
  • Hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược
  • Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược

Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội và Nguy cơ. Phương pháp này giúp ta có thể tổng hợp các kết quả nghiên cứu môi trường bên trong, bên ngoài doanh nghiệp và đề ra các chiến lược một cách khoa học, cũng như hoạch định được thị trường một cách vững chắc.

Phân tích SWOT trong kinh doanh

Điều gì làm cho Phân tích SWOT trở nên có sức mạnh như vậy? Đơn giản mà nghĩ, nó có thể giúp bạn xem xét tất cả các cơ hội mà bạn có thể tận dụng được. Và bằng cách hiểu được điểm yếu của bạn trong kinh doanh, bạn sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà bạn chưa nhận thức hết.

Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, bạn có thể phác thảo một chiến lược mà giúp bạn phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh, vì thế mà giúp bạn cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Phân tích SWOT

Để tiến hành phân tích SWOT hãy ghi lại và trả lời các câu hỏi sau:

1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Công ty bạn có lợi thế gì?
  • Bạn có thể làm gì tốt hơn những người khác?
  • Bạn có gì đặc biệt nhất hoặc nguồn lực rẻ nhất?
  • Người ta thấy bạn có điểm mạnh gì trên thị trường?

Điểm mạnh là tất cả những đặc điểm, việc làm đúng tạo nên năng  lực cho công ty: nguồn lực năng lực con người, nguồn lực của tổ chức hoặc khả năng cạnh tranh (sản phẩm chất lượng tốt hơn, sức mạnh của nhãn hiệu, công nghệ kỹ thuật cao hoặc là dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, đối tác có sức mạnh chuyên môn hoặc năng  lực tài chính)

Xem xét vấn đề này phải xem xét trên một khía cạnh từ bên trong, từ quan điểm của khách hàng và mọi người trên thị trường. Và hãy thực tế, không nên tự sáng tạo thái quá hoặc cho rằng ta sáng tạo ra nó ( thông tin về điểm mạnh và yếu). Nếu bạn cảm thấy khó khăn hãy viết về tính cách của bạn. Ở đó bạn có thể có hy vọng biết được điểm mạnh yếu.

Khi nhìn vào Điểm mạnh thì hãy liên tưởng đến đối thủ của bạn – ví dụ, nếu tất cả đối thủ của bạn đều cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, thì quá trình sản xuất chất lượng cao không phải là điểm mạnh, nó chỉ là điều kiện cần. Còn nếu đối thủ của bạn chỉ có đối tác Việt Nam mà bạn có đối tác nước ngoài, thì đó là điểm mạnh của bạn để cạnh tranh với đối thủ.

2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • Bạn phải cải tiến cái gì?
  • Bạn phải tránh cái gì?
  • Những gì mà dường như mọi người cho rằng thế là Yếu?

Nhắc lại lần nữa, khi xem xét ở cả hai góc độ bên trong và bên ngoài: Có phải người khác dường như nhận thấy được Điểm yếu mà bạn không thấy? Có phải đối thủ của bạn đang làm tốt hơn bạn? Có phải đây là lúc tốt nhất để đối mặt với sự thực?

Điểm  yếu là tất cả những gì công ty thiếu hoặc thực hiện không tốt bằng các đối thủ khác hay công ty bị đặt vào vị trí bất lợi.

Phân tích điểm yếu của doanh nghiệp để thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện chưa được tốt, cần có kế hoạch khắc phục tạm thời và lâu dài.

3. Cơ hội (Opportunities):

  • Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể mang lại?
  • Đâu là xu thế tốt mà bạn đang mong đợi?

Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta làm một việc gì đó. Trong thương mại, cơ hội là sự xuất hiện nhu cầu của khách hàng và theo đó là việc xuất hiện khả năng bán được hàng để thoả mãn nhu cầu của cả nhà sản xuất lẫn người tiêu thụ. Cơ hội xuất hiện ở khắp mọi nơi, nó rất đa dạng và phong phú.

Những cơ hội được xem là có hiệu quả (có ích) thường được mang đến như sau:

  • Có sự thay đổi về công nghệ và thị trường ở cả quy mô rông và hẹp
  • Có sự thay đổi về chính sách của nhà nước về lĩnh vực mà bạn tham gia
  • Thay đổi về cơ cấu, lĩnh vực xã hội, về dân số, về cách sống …
  • Những sự kiện tại địa phương
  • Một cách tiếp cận hiệu quả là nhìn vào điểm mạnh và tự vấn liệu có mở ra cơ hội nào không.
  • Tương tự nhìn vào điểm yếu và tự vấn liệu có thể có cơ hội bằng cách loại bỏ các điểm yếu này không.

Tuy nhiên, dù một tổ chức có lớn đến đâu cũng không thể khai thác tất cả các cơ hội xuất hiện trên thị trường mà chỉ có thể khai thác được các cơ hội phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình.

Chính vì vậy doanh nghiệp, tổ chức chỉ nên khai thác một hoặc một số những cơ hội hiện có trên thị trường, đó là các cơ hội hấp dẫn.

Cơ hội hấp dẫn trong thương mại là những khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đã và sẽ xuất hiện trên thị trường được xem là phù hợp mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp có đủ điều kiện thuận lợi để khai thác và vượt qua nó để thu lợi nhuận.

Phân tích cơ hội là nhằm xác định đâu là cơ hội tốt, cơ hội hấp dẫn để từ đó có những hướng triển khai nhằm khai thác nhanh và có hiệu quả hơn những doanh nghiệp khác

4. Nguy cơ ( Threats):

  • Trở ngại của bạn là gì?
  • Đối thủ của bạn đang làm gì?
  • Có phải đang có những thay đổi đối với nghề nghiệp, hay sản phẩm dịch vụ của bạn?
  • Thay đổi công nghệ có ảnh hưởng đến vị trí của bạn hay không?
  • Bạn đang có nợ xấu hay có vấn đề đối với vốn lưu đông hay không?
  • Liệu có điểm yếu nào của bạn đe dọa nghiêm trọng đến công việc của bạn không?

Tiến hành phân tích này đồng nghĩa với việc chỉ ra được những gì cần thiết để làm và đặt các vấn đề vào tầm ngắm.

Các nguy cơ xuất hiện ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, tổ chức. Họ chỉ có thể tránh những nguy cơ có thể xảy đến với mình và nếu phải đối mặt với nó thì cố gắng giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, Nguy cơ xuất hiện song song với cơ hội của doanh nghiệp, chi phối mạnh mẽ mọi hoạt động của doanh nghiệp

Tóm lại

“Điểm mạnh” và “Điểm yếu” thường là xuất phát từ nội tại trong tổ chức của bạn. “Cơ hội” và “nguy cơ” thường liên quan tới những nhân tố từ bên ngoài. Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng là một cơ chế rất quan trọng để đánh giá “Điểm mạnh”, “Điểm yếu” cũng như phân tích “Cơ hội”, “Nguy cơ” mà bạn phải đối mặt. Vì thế có thể coi SWOT chính là một công cụ quan trọng do có tầm bao quát lớn đối với một tổ chức.

Bạn có thể áp dụng SWOT cho chính đối thủ cạnh tranh để từ đó tìm ra phương thức hiệu quả trong cạnh tranh. Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng.

Các bài viết liên quan:

Lượt xem: 10804

Tin liên quan

Tin nổi bật

Marketing là gì?

Tôi giới thiệu với các bạn thêm một cách để tìm hiểu về marketing hết sức căn bản. Tôi sẽ...

Những thương hiệu có tâm hồn

Khi con người được sinh ra dù ở tầng lớp nào, điều kiện sống ra sao thì khi trưởng thành...

Cách lựa chọn tên miền – Domain webstie

Khi Marketing online là một xu hướng phổ biến không thể cưỡng lại với mọi ngành nghề thì việc chọn...
mo hinh aida

Mô hình AIDA lật ngược

Trong marketing hiện đại của Philip Kotler thì mô hình AIDA đã rất nổi tiếng. Nó có mặt trong rất...

Tại Sao Insight lại quan trọng?

Insight không chỉ là những câu chuyện của hiện tại, nó còn để lộ ra những cơ hội và thách...