Vai trò của điểm bán hàng (Point of purchase) trong hoạt động marketing
  • Hotline:
  •  0942 366 999

Vai trò của điểm bán hàng (Point of purchase) trong hoạt động marketing

Mục lục

Trade Marketing thực chất là hoạt động nhắm đến các điểm bán hàng để tạo sự thuận lợi cho nhãn hàng trong quá trình lựa chọn thương hiệu của người mua. Các điểm bán hàng (hay còn gọi là các điểm mua hàng – POP – point of purchase) chính là đối tượng tương tác chủ yếu của Trade Marketing. Vậy các POP có vai trò gì trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp?

1. Các điểm bán hàng POP là gì?

Các điểm bán hàng là nơi tiếp xúc giữa người mua và người bán, là điểm điều tiết mua hàng và là nơi người mua ra quyết định cuối cùng. Muốn khách hàng chọn mua nhãn hàng của mình tại các điểm bán hàng, bộ phận Trade Marketing cần phải hiểu rõ bản chất,  những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các điểm bán hàng và những nhân tố tác động đến quá trình ra quyết định mua sắm của khách hàng, để từ đó vận dụng linh hoạt những biện pháp và công cụ Marketing nhằm khai thác tối đa năng suất kinh doanh của điểm bán và đưa ra các biện pháp tác động đến việc ra quyết định mua hàng của khách hàng một  cách hữu hiệu nhất tại điểm bán.

Các điểm bán hàng POP là gì
khách hàng chọn mua nhãn hàng của mình tại các điểm bán hàng

2. Bản chất của các điểm bán hàng (POP)

Một trong số nhiệm vụ của Trade Marketing là đưa sản phẩm ra thị trường một cách có hiệu quả và đạt mục tiêu, đồng thời phải thực hiện một cách đồng bộ và thỏa mãn nhu cầu cùng lúc cho ba đối tượng: loại hình phân phối (các điểm bán/các điểm mua hàng), người tiêu dùng và nhà sản xuất xảy ra tại cùng một điểm. Điểm này gọi là POP (point of purchase)

Mỗi ngành hàng sẽ có mỗi POP khác nhau. Các điểm bán hàng POP ảnh hưởng đến doanh số bán và lợi nhuận cho khách hàng. Việc thấu hiểu và quản lý POP là việc làm không thể thiếu của Trade Marketing. Các điểm bán hàng POP là điểm điều tiết mua hàng đồng thời cũng chính là điểm tối ưu giao nhau giữa người bán, khách hàng, người tiêu dùng trên cùng một thị trường. Các điểm bán hàng POP chính là nơi mà người mua sắm ra quyết định mua hàng.

Ví dụ: cửa hàng, sạp chợ, Ki ốt, quầy sạp vỉa hè, quán nước, quán ăn bình dân, nhà hàng, tiệm cà phê, siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tự chọn, căn tin trường học, sân bay, tàu hỏa, công sở, máy bán hàng tự động, báo, tạp chí, mạng internet, trung tâm thương mại, catalog, bến tàu, bến xe, sân bay, sân ga, cửa hàng tiện lợi, …

3. Phân loại các điểm bán hàng (POP)

Các điểm bán hàng có thể chia làm 2 loại chính:

  • Loại hình phân phối truyền thống bao gồm các sạp chợ; chợ đầu mối, bán sỉ; cửa hàng tạp hóa; hệ thống bán hàng lưu động; ki ốt; quầy sạp vỉa hè; quán ăn bình dân…
  • Loại hình phân phối hiện đại bao gồm các đại siêu thị; siêu thị; trung tâm thương mại; trung tâm mua sắm; cửa hàng tiện lợi;…
Các điểm bán hàng có thể chia làm hai loại chính
Các điểm bán hàng có thể chia làm hai loại chính

4. Vai trò của các điểm mua hàng POP

Trong thời buổi hành vi mua hàng ngày càng phức tạp thì điểm bán (POP) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Theo thống kê của tất cả các research agencies hàng đầu như Nielsen, TNS, Kantar… thì 76% quyết định mua hàng được đưa ra tại điểm bán và 35% người mua sẵn sàng thay đổi quyết định mua hàng trước đó dựa vào trưng bày và khuyến mãi tại điểm bán.

Các điểm bán hàng POP là nơi thu hút và thúc đẩy khách hàng đến và ra quyết định mua hàng.

Các điểm bán hàng POP là nơi tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho chính chủ điểm bán hàng và cho nhà sản xuất.

Các điểm bán hàng POP là điểm thực hiện các chiến dịch Marketing, các chương trình truyền thông và đối tượng tương tác chính của cả ba bộ phận: Kinh doanh, Trade Marketing và Marketing.

Các điểm bán hàng POP là điểm chuyển tải thông tin, thông điệp sản phẩm đến khách hàng, đồng thời  cũng là điểm cập nhật và thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng cho công ty. Từ đó giúp công ty đưa ra những dòng sản phẩm; cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, quy cách đóng gói, chất lượng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Để tác động đến hiệu quả hoạt động của các điểm bán hàng  POP, bộ phận Trade Marketing phải:

  • Thấu hiểu được POP, những nhân tố tác động và xu hướng phát triển của POP.
  • Thấu hiểu đối tượng khách hàng của POP, đó chính là người mua sắm. Những nhân tố tác động đến người mua sắm và những thay đổi về nhu cầu của người mua sắm trong tương lai
  • Thấu hiểu và quản lý POP là một công việc làm không thể thiếu của Trade Marketing.

Các điểm bán hàng (POP) đóng vai trò quan trọng trong quá trình mua sản phẩm của khách hàng. Vì vậy, hoạt động Trade Marketing tác động vào điểm bán nếu triển khai đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp giành chiến thắng tại điểm bán và là công cụ nuôi dưỡng kênh phân phối cho doanh nghiệp.

Lượt xem: 4693

Tin liên quan

Tin nổi bật

Marketing là gì?

Tôi giới thiệu với các bạn thêm một cách để tìm hiểu về marketing hết sức căn bản. Tôi sẽ...

Những thương hiệu có tâm hồn

Khi con người được sinh ra dù ở tầng lớp nào, điều kiện sống ra sao thì khi trưởng thành...

Cách lựa chọn tên miền – Domain webstie

Khi Marketing online là một xu hướng phổ biến không thể cưỡng lại với mọi ngành nghề thì việc chọn...
mo hinh aida

Mô hình AIDA lật ngược

Trong marketing hiện đại của Philip Kotler thì mô hình AIDA đã rất nổi tiếng. Nó có mặt trong rất...

Tại Sao Insight lại quan trọng?

Insight không chỉ là những câu chuyện của hiện tại, nó còn để lộ ra những cơ hội và thách...